Các bước để học đàn Piano đệm hát
Học piano đệm hát có khó không? Bạn cần phải bắt đầu từ đâu và chuẩn bị những gì? Mất thời gian bao lâu để có thể tự đệm hát được? Đó luôn là những thắc mắc của những bạn mới tập chơi piano. Hiểu được những tâm tư đó nên bài viết này chia sẻ những kiến thức cơ bản cũng như các bước để bạn có thể tự học piano đệm hát một cách dễ dàng.
Để học đàn Piano đệm hát, đầu tiên các bạn cần chuẩn bị kỹ các kiến thức sau:
1. Kiến thức nhạc lý:
– Tên/kí hiệu của các hợp âm.
C D E F G A B
Đô Rê Mi Fa Sol La Si
(Đây là kiến thức cơ bản nhất mà bất cứ ai cũng phải nắm rõ nếu muốn bắt đầu chơi đệm hát)
Để đơn giản hơn cho người mới bắt đầu học piano đệm hát, chúng ta cần nhớ 14 hợp âm (7 hợp âm trưởng, 7 hợp âm thứ), từ đó có thể suy ra các hợp âm thăng giáng khi đã lên một bậc cao hơn.
– Cấu tạo/ Thế bấm các hợp âm.
– Đọc nốt/ các kí hiệu trên bản nhạc (để có thể viết hợp âm và đệm đàn đúng nhịp/tiết tấu)
Những kiến thức này có trong các quyển sách Nhạc lý cơ bản có bán ở hầu hết các nhà sách.
2. Đếm nhịp giữa các hợp âm có trong bài.
*** Ví dụ: Trót yêu (Trung Quân)
Lời bài hát & hợp âm như sau:
“(F) Có chút bối rối, chạm (G) tay anh rồi
Vì (F) em đang mơ giấc dịu (C) dàng”
Để ý khi dậm nhịp và đếm nhịp ta sẽ biết khoảng cách giữa 2 hợp âm liên tục trong bài là 4 nhịp. Nên khi tay phải ta tập bấm giữ hợp âm và dậm theo cho đúng nhịp.
Tiếp theo tay trái sẽ chơi các hợp âm sao cho đảm bảo đủ nhịp với tay phải.
Tay phải chơi 4 nhịp (ứng với 4 nốt đen), thì tay trái cũng chơi 4 nhịp (ứng với 8 nốt đơn)
3. Lựa chọn, tìm hiểu các thế bấm, kiểu đệm đàn phù hợp.
Tự học piano đệm hát có thể tham khảo từ nhiều nguồn như: bạn bè, người quen chơi piano, các buổi Offline giao lưu piano, video hướng dẫn đệm hát piano trên youtube…
Mỗi người chơi piano tốt sẽ có những kĩ thuật và mẹo khác nhau để chơi đệm hát, chúng ta có thể học hỏi thêm ở nhiều nguồn để đúc kết lại cho bản thân mình những kiểu đệm, kĩ thuật mà mình ưng ý.
Việc đệm piano và hát cùng lúc ban đầu sẽ gặp nhiều trở ngại (vì phải vừa điều khiển 2 tay, vừa chú trọng giọng hát), do đó để chơi piano kết hợp với đệm hát cần một quá trình luyện tập rất dài. Lúc mới tập chúng ta chỉ nên lựa chọn những kiểu đệm đơn giản để có thể tập trung cho giọng hát của mình. Tránh tập quá khó gây chán nản.
Khi đệm piano cho người khác hát, bạn cần có sự tự tin về khả năng của mình và phải chắc nhịp để giữ nhịp cho người hát. Lúc này người chơi piano có thể sáng tạo, phiêu, hay vận dụng các kĩ thuật đệm hát khác nhau để làm cho bản đệm của mình phong phú và nhiều màu sắc hơn (còn phải tùy thuộc vào không gian, thời gian và cảm xúc của người chơi lúc chơi đệm piano).
Trên đây là một số lời khuyên cho các bạn muốn tự học đệm hát piano mà chưa có điều kiện để đầu tư đi học đàn. Các bạn có thể bắt đầu tự học piano đệm hát từ những bước trên, từ từ kiên nhẫn, thành công sẽ đến với bạn.