Piano đệm hát
Piano đệm hát là khóa học piano dành cho những học viên có niềm đam mê yêu thích đối với việc tự mình đệm piano và ca hát hoặc đệm đàn cho người khác hát.
Piano với đặc trưng âm thanh trầm bổng hòa lẫn với nhau tạo nên những giai điệu du dương sâu lắng đã chinh phục được nhiều trái tim khát khao theo đuổi. Không thể so sánh khập khiễng về độ khó giữa việc học đàn piano cổ điển và học piano đệm hát vì mỗi trường phái sẽ có những khó khăn riêng.
Yêu cầu của piano đệm hát
Học đệm hát piano bắt buộc người học phải thuộc tất cả các giọng trên phím đàn để có thể xử lý tốt những bài hát với chất giọng khác nhau vì khác với organ, piano không có phần trans nên không nâng giọng được.
Đệm hát Piano có 2 cách
Đệm hợp âm không giai điệu
– + Cả hai tay đều bấm đồng thời hợp âm và chơi giữ nhịp: đây là kiểu đệm đàn piano đơn giản nhất khi người hát không nắm chắc nhịp. Để âm thanh nghe dày hơn, người chơi có thể chêm thêm nốt vào hợp âm.
– + Rải các nốt chính của hợp âm trên những quãng rộng: Thông thường tay trái sẽ rải hợp âm và tay phải sẽ giữ nhịp bằng cách chơi hợp âm. Kiểu này cũng có những biến cách để nghe âm thanh hay hơn, dày hơn. Ví dụ hợp âm C: thay vì bấm Đô – Mi – Sol ta có thể bấm Sol – Mi – Sol – Do bằng cách rải quãng.
– + Rải hợp âm nhưng dùng móc kép hai tay đuổi nhau: sử dụng âm khu rộng của piano để rải ngược hay xuôi chiều, làm tăng tính mới lạ cho bản nhạc.
– + Tổng hợp: Đây là kiểu đệm kết hợp các cách đệm kể trên sao cho hài hòa, hay nhất. Cách đệm này giúp cho bản nhạc có màu sắc, tiết tấu hơn, giúp người hát cảm nhận tốt hơn khi trình bày.
Đệm hợp âm có giai điệu
Kiểu đệm này khác với kiểu đệm hợp âm không giai điệu ở chổ bàn tay phải chơi thêm phần giai điệu của bản nhạc còn tay trái thì đệm như các kiểu như trên nhưng phải kết hợp khéo léo để giai điệu hài hòa với hợp âm. Phải luyện tập nhiều để có thể chơi tốt kiểu đệm này.