0909808613

Học đàn guitar đệm hát căn bản

Học đàn guitar đệm hát không quá khó, nhưng cũng không dễ dàng chinh phục nếu bạn không tìm được cho mình phương pháp học phù hợp. Do vậy, guitar đệm hát thường được nhiều người yêu nhạc lựa chọn luyện tập, vì bạn có thể dễ dàng đệm đàn guitar trong những buổi dã ngoại với bạn bè và người học cũng không mất quá nhiều thời gian cho môn học này.

Thời gian đầu là khoảng thời gian khó khăn nhất trong việc luyện tập guitar, những đầu ngón tay của bạn sẽ liên tục bị đau và sưng lên bởi những thế bấm trên dây đàn guitar. Độ khó của những thế bấm, chạy ngón.. cũng sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái chán nản, muốn từ bỏ.

Nhưng, không ai có thể đi đến thành công mà không trải qua thất bại. Hãy kiên trì luyện tập và nuôi dưỡng niềm đam mê, rồi một ngày bạn sẽ cảm thấy thật hạnh phúc vì những nỗ lực của mình được đền đáp khi tự chính bản thân tạo nên những giai điệu guitar mộc mạc, giản dị nhưng chất chứa cảm xúc.

 

 Thông tin khóa học guitar đệm hát tại trường Âm Nhạc Việt Thanh

Bảng học phí tham khảo

 

Trình độ

Môn học

Giáo trình

Học phí 12 Buổi / 1 Học viên
(90 phút / Buổi)

Lớp

1 Học viên

2 Học viên

5 Học viên


Sơ cấp
(Step 1-2)

Guitar

LCM

4.500.000

3.500.000

2.400.000

Trung Cấp
(Grade 1-8)

Guitar

LCM

4.500.000

3.500.000

Thông tin khóa học  

 CẤP ĐỘ

THỜI GIAN

GIÁO TRÌNH

Sơ Cấp (Step 1-2)

06 -09 tháng/ 1 level

LCM

Trung Cấp (Grade 1-8)

09 tháng/ 1 level

LCM

* Đối tượng  tham gia:
Học viên 6 tuổi trở lên
* Hình thức lớp: Cá nhân hoặc lớp nhóm ( 2-5 học viên)
* Thời lượng khóa học: 12 tuần/ 12 buổi. (1 tuần/ 1 buổi/ 90 phút)
* Thời gian đăng kí: 9:00 a.m – 06:00 p.m từ Thứ 2 – CN

Học đàn guitar đệm hát cần lưu ý:

1.   Chuẩn bị
–    Chọn mua giáo trình phù hợp hoặc đăng ký khóa học đàn guitar đệm hát căn bản tại các trường dạy nhạc.Có rất nhiều giáo trình giảng dạy đệm hát guitar cơ bản, bạn cần tham khảo vài quyển và lựa chọn cho mình quyển giáo trình mà bạn cảm thấy dễ hiểu nhất, đầy đủ nhất.

Theo tác giả, để có thể nắm vững kiến thức chuẩn, bạn nên theo học những khóa học đàn guitar căn bản tại các trung tâm dạy nhạc, sau đó bạn có những kiến thức nền tảng rồi mới tự học nhạc được.

–    Lựa chọn đàn guitar phù hợp
Đàn guitar có hai loại là Classic Guitar và Acoustic Guitar.
Classic Guitar dùng dây nylon, cần đàn to, chơi những dòng nhạc cổ điển (nhạc không lời) hoặc đệm đàn guitar với những bài hát hơi hướng cổ điển, trầm ấm, nhẹ nhàng. Classic Guitar phù hợp với dòng nhạc Tây Ban Nha, Jazz, Folk, độc tấu, hòa tấu bởi âm thanh trầm ấm, ngọt ngào, chất lượng thiên về tiếng bass.

Acoustic Guitar dùng dây kim loại, cần đàn dài, nhỏ phù hợp với dòng nhạc Pop, Rock hoặc đệm hát cho những dòng nhạc sôi nổi bởi đặc trưng của âm thanh vang và đanh. Loại đàn này cũng có thể chơi nhạc cổ điển hoặc finger style nhưng âm thanh sẽ không hay bằng khi chơi classic guitar.

Hiểu rõ đặc trưng của hai loại này sẽ giúp bạn lựa chọn một cây đàn guitar phù hợp với nhu cầu của mình.

2.  Tìm hiểu kiến thức về nhạc lý
Hãy nghiền ngẫm những kiến thức nhạc lý và thực hành trong giáo trình mà bạn đã lựa chọn cho đến khi nào thấu hiểu. Nếu có những kiến thức chuyên sâu, khó hiểu, bạn hãy ghi chú lại và nhờ người thân quen hiểu rõ về nhạc lý hướng dẫn.

guitar đệm hát

 

Nếu chỉ học đàn guitar đệm hát để giải trí, bạn chỉ cần nắm vững kiến thức về nốt nhạc trên khóa Sol, kí hiệu hợp âm, thế bấm các hợp âm, âm giai, tiết tấu, và một số kí hiệu âm nhạc..Nếu muốn đi chuyên sâu hơn, bạn nên lựa chọn cho mình một ngôi trường, một trung tâm dạy nhạc uy tín hay một giáo viên dạy đàn guitar đệm hát để học tập. 

3.  Làm quen và thực hành chạy ngón trên Guitar

Bạn nên làm quen với đàn guitar qua tư thế đứng, ngồi cầm đàn, cách dùng pickup, cách gảy tay phải, cách bấm tay trái…Sau khi đã quen với đàn, bạn nên luyện tập nhận biết tên nốt và vị trí nốt trên phím đàn Guitar, sau đó luyện tập chạy ngón quãng tám cho thật nhuyễn từ một nốt nhạc bất  kì.. Ví dụ: Do – Re – Mi – Fa – Sol – La – Si – Do…Bước này rất quan trọng, sẽ giúp bạn quen tay và thành thạo hơn. Hãy tập đến khi nào tự tin và nhuần nhuyễn thì chuyển qua bước tiếp theo 

4.   Luyện tập tay trái và bấm hợp âm
Bạn cần tập những hợp âm dễ trước và ưu tiên vòng hợp âm thông dụng như Am – Em – Dm

đệm hát guitar

Tập dần như thế cho quen tay , sau đó dần phát triển lên các hợp âm khác như C, G, D, E, A, F, Cm, Gm, Bm..Kết hợp một số hợp âm lại với nhau theo trình tự Am – Em – F – G hay một số khác chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy thú vị vì có khá nhiều bài hát chơi được theo vòng hợp âm này

5. Tập điệu cho tay phải
Tay phải tập đánh theo tiết tấu của một điệu nhạc nào đó, có thể là Slow, Blues, Chachacha… Tập đến khi nào quen tay, đúng tiết tấu và cảm thấy thoải mái thì thử áp dụng một ca khúc nào đó. Ban đầu cần tập chậm, sau đó nhanh dầnĐối với tay phải: Phách mạnh là dây Bass hoặc dập mạnhPhách nhẹ: dây treble hoặc rải đều từng dây

6.   Ráp hai tay với nhau
Sau khi đã nhuần nhuyễn cả hai tay, bạn hãy ráp chúng lại với nhau. Hãy chú ý lắng nghe và luyện tập cho đúng tiết tấu.

7.   Tập chuyển hợp âmMỗi hợp âm, tay trái và phải chơi trong khuôn khổ phách mạnh nhẹ sau đó chuyển qua hợp âm mới cho nhuần nhuyễn 

8.   Tập tìm hợp âm
Sau một thời gian dài luyện tập và lắng nghe, cảm âm của bạn sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng bạn cũng hãy luyện tập bằng cách nghe nhạc và dò tìm hợp âm theo bản nhạc đó

Không chỉ riêng Học đàn guitar đệm hát mà bất kì bộ môn nào khác, khi học phải cần sự kiên trì, đam mê và nỗ lực không ngừng thì mới có thể đạt được hiệu quả. Cái quan trọng không phải là học trong bao lâu mà là đam mê trong bao lâu. Vì dù bạn có học trong 1 năm, 2 năm hay thậm chí nhiều hơn nữa, nhưng bạn không có niềm đam mê, không có sự nỗ lực luyện tập thì con số đó chẳng có ý nghĩa gì.

 

> Hai vòng hợp âm đệm hát được nhiều bài nổi tiếng



Từ Khóa: dan guitar taylor, dan guitar fender, dan guitar dien, hoc dan guitar