0909808613

Ludwig van Beethoven và cuộc đời bất hạnh

Ludwig van Beethoven sinh ngày 17/12/1770 mất ngày 26/3/1827, là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức nhưng phần lớn cuộc đời, ông sống ở Viên, Áo. Beethoven là một nhà soạn nhạc có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền âm nhạc lãng mạn thế giới bởi tác động sâu sắc đến rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, khán giả về sau.




Beethoven sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, ông nội là người chỉ huy dàn nhạc cung đình ở Bonn. Cha là Johann Van Beethoven là một ca sĩ giọng Terno trong giáo đường hoàng gia ở Bonn, biết chơi Piano và Violin. Mẹ là Maria Magdelena keverich là con gái của một người đầu bếp trong hoàng cung, là người hiền lành, chăm chỉ. Tuy nhiên gia đình Beethoven không mấy hạnh phúc, vì cha Johan thường say xỉn đánh đập mẹ con Beethoven.

Ngay từ thuở nhỏ, Beethoven đã tỏ ra năng khiếu âm nhạc vượt trội của mình. Cha của Beethoven mong muốn cậu bé được trở nên giống như thần đồng âm nhạc Wolfgang A. Mozart nên đã quyết định cho con học nhạc và bắt nhốt vào phòng trong nhiều giờ để học đàn dương cầm và vĩ cầm. Mặc dù bị bạo hành bởi Cha và bị ép buộc học nhạc, nhưng Beethoven lại không ghét âm nhạc mà ngược lại coi âm nhạc như là con đường giải thoát khỏi cuộc sống đau buồn.

Năm 5 tuổi Beethoven bị chứng viêm tai giữa nhưng bố mẹ không hề biết đến và không được điều trị đúng cách. Đây có thể là lý do mà sau này Beethoven bị điếc.

Năm 6 tuổi, Beethoven đã biểu diễn trước khán thính giả nhưng không gây được tiếng vang.

Năm 1781, Beethoven lên 11 tuổi đã biểu diễn Piano tại Hà Lan như một nghệ sĩ Piano thực thụ. Trong thời gian này, ông được cử làm phụ tá chơi organ trong giáo đường tại Bonn

Năm 1782, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm.
Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này

 



Khi danh vọng của Beethoven đang đi lên vào cuối thập niên năm 1970 thì chẳng may ông lại bị mất dần khả năng thính giác và biến Beethoven trở nên người đa nghi, nóng tính. Beethoven bị điếc hoàn toàn đến cuối đời nhưng ông vẫn chơi âm nhạc bằng niềm đam mê và nhiệt huyết của mình vì theo ông âm nhạc chính là con đường giải thoát mọi khổ đau.


Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng 18031805 vượt trội hẳn những gì mà ông sáng tác trước đó. Đó là bản Sonate Kreutzar (1803) viết cho violon và piano. Bản Giao hưởng Số 3 Anh hùng ca (1804) có sức cuốn hút mạnh mẽ và gây xúc động sâu xa, lúc đầu ông đề tặng Napoléon nhưng khi Napoléon lên ngôi Hoàng đế thì ông đã xé đi lời đề tặng. Các Sonate cho piano, Bình minh (1804) và Appassionta (1805), Bản Giao hưởng Số 4 (1806), Bản Giao hưởng Số 5 Định mệnh (1808) đều có giá trị nghệ thuật lớn lao.

Ông muốn lột tả trong âm thanh về một cuộc sống trong sự đấu tranh với cái chết bằng một sức mạnh khủng khiếp cuối cùng đã ca khúc khải hoàn, như nhân vật nữ trong vở Opera Fidelio (1805) ra sức bảo vệ người chồng của mình chống lại sự xấu xa bạo tàn, và trong khúc Missa solemnis là lời cầu nguyện để giải thoát khỏi đau thương chiến tranh.


Nhìn vào sự nghiệp của Beethoven, người ta thường lầm tưởng ông đã có được một cuộc sống viên mãn nhưng ít ai biết rằng Beethoven gặp phải rất nhiều bất hạnh trong tình yêu và đau đớn trong thể xác.


Những năm cuối đời, mặc dù bị điếc hoàn toàn cả hai tai nhưng Beethoven vẫn sáng tác nên “ Bản giao hưởng số 8” (1818) trong tình trạng thường xuyên lang thang ngoài phố với bộ dạng thảm thương. Trong lúc đó người anh của Beethoven qua đời, để lại một đứa con tên là Charles, nhờ Beethoven nuôi dưỡng. Charles là một đứa trẻ tinh nghịch, đủ tật xấu, nói dối, còn trẻ mà lại be bét rượu chè.


Vào thời gian này, các tác phẩm tuyệt hảo Bản Giao hưởng Số 9, Bản Lễ ca trang trọng, những sonata cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano và Tứ tấu lần lượt ra đời. Trong toàn bộ di sản của Beethoven, những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngoài các truyền thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau của thế giới nội tâm.


Cuộc sống buồn chán lại tiếp diễn. Năm 1826, Beethoven về sống với người em tên là Johann, để hưởng chút khí trời trong lành nhưng qua tháng 11 năm ấy, Beethooven bị gọi về Wien gấp, vì đứa cháu bị cảnh sát Wien bắt.


Beethoven đi nhờ trên chiếc xe bò của một người bán sữa đến thành Wien. Gặp trời giá lạnh, sức khỏe lúc này đã kiệt quệ, nghệ sĩ run cầm cập vì giá lạnh, hơi thở khó khăn. Beethoven khạc ra từng đống máu. Charles, đứa cháu vô phúc chẳng thiết gọi bác sĩ. Đến ngày 5 tháng 1 năm 1827, Beethoven tuyên bố để lại cho cháu tất cả di sản của ông. Bác sĩ tin cho nhạc sĩ biết cái chết gần kề. Beethoven không buồn, trái lại cảm thấy nhẹ người, tuyên bố với bạn bè: “các bạn hãy vỗ tay đi! màn bi kịch đã đến lúc hạ rồi!”.


Vào lúc 6 giờ tối ngày 26 tháng 3 năm 1827, nhạc sĩ danh tiếng nhất thế kỉ 19 trút hơi thở cuối cùng. Đám tang của ông có hàng ngàn người đưa tiễn và ngày sau đó toàn bộ tài sản Beethoven để lại, kể cả bản thảo, đều bị đem bán đấu giá. Tất cả đều rơi vào tay của hai nhà xuất bản sách là thương gia Gaflinger và Actari với giá rẻ mạt.

 



Từ Khóa: dan guitar taylor, dan guitar fender, dan guitar dien, hoc dan guitar