“Cha đẻ” của cây đàn piano là ai?
Vào khoảng cuối thế kỷ 17, có một người tên Bartolomeo Cristofori làm nhân viên quản lý tại Bảo tàng nhạc cụ thành phố Florence nước Ý. Bartolomeo Cristofori dành trọn thời gian sống cùng đàn clavecin và harpsichord và luôn có tâm huyết cải tiến các loại đàn này thành một nhạc cụ linh hoạt, biểu hiện cảm xúc âm nhạc cách tốt hơn.
Dựa vào cấu trúc cây đàn harpsichord, Cristofori đã tạo nên một cây đàn được xem như là tiền thân đàn Piano hiện nay bằng cách thay các ống lông (quill), thứ được dùng để gảy dây ở harpsichord bằng các búa, nhờ đó ông đã tạo ra sự truyền cảm riêng của piano.
Người ta không biết Bartolomeo Cristofori mất bao nhiêu thời gian và thử nghiệm bao nhiêu giải pháp, nhưng năm 1709 những người đến bảo tàng Florence đã có thể chiêm ngưỡng bốn cây đàn clavecin cải tiến do ông chế tạo với cái tên gọi mới cũng do ông đặt là gravicembalo col piano e forte (mà sau này người ta gọi tắt là piano).
Ông đã tạo ra một thiết bị tinh xảo gồm một đòn bẩy kép có gắn một búa nhỏ, nhẹ, bọc da, gắn với phím đàn và chịu tác động trực tiếp của lực tác động lên phím. Búa đập vào dây đàn để tạo âm thanh và có bộ phận tắt âm bằng dạ khi ngón tay không còn ấn xuống phím đàn nữa
Cristofori sinh ra vào ngày 4/5 năm 1655 tại Padua, sau này là Cộng hòa Venice.
Hằng năm Google đã đổi doodle của mình để kỷ niệm ngày sinh của Bartolomeo Cristofori -nhà soạn nhạc đã phát minh ra đàn piano mà đến thời hiện đại như bây giờ vẫn được rất nhiều yêu thích và ứng dụng rộng rãi.