Để ca hát hay hơn
Có thể nói rằng hầu hết trong chúng ta ai cũng thích ca hát, bởi ca hát khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, giải tỏa được những căng thẳng. Khi ngôn ngữ bất lực, âm nhạc sẽ chính là giải pháp hữu hiệu. Nhưng không phải ai cũng sở hữu một giọng hát đẹp, hay trong mắt mọi người. Và cũng không phải là không có cách để cải thiện những giọng hát khó nghe, thậm chí là dở tệ. Bạn chỉ cần siêng năng dành một chút thời gian và luyện tập mỗi ngày, chắc chắn giọng hát của bạn sẽ được cải thiện hơn.
Để có thể hát nhiều quãng trầm hơn, cao hơn hoặc hát những câu dài hơn mà ít bị mất sức, bạn có thể luyện tập một số bài tập cơ bản sau
- Kiểm soát hơi thở
Kiểm soát hơi thở trong ca hát rất quan trọng, nó chiếm 70% mức độ thành công khi hát. Hít thở sâu bằng ngực và hoành cách mô là cách hiệu quả nhất khi hít thở trong ca hát. Đây là cách thở giống như người luyện khí công, kết hợp các cơ ngực và hoành cách mô để hít sâu đầy trữ lượng không khí vào buồng phổi, rồi từ từ bơm hơi qua bộ phận phát âm. Để ca hát tốt cần tuân thủ châm ngôn này về hơi thở: Hít hơi vào nhanh, đẩy hơi ra chậm.Các bài tập giúp kiểm soát hơi thở
- Nằm trên một mặt phẳng, gối đầu trên vật dầy khoảng 4cm
- Tập trung chú ý vào tiến trình hít thở. Khi hít vào, những cơ bụng dưới nhô lên. Khi thở ra, những cơ này thụt vào. Hãy theo dõi cạnh sườn quanh vòng eo mở ra và hãy ghi nhớ về cảm nhận này
- Đặt hai tay lên bụng và thở bình thường, hãy theo dõi: bụng phình ra và hóp vào
- Đứng lên và hít thở lại như trên, tập hít sâu hơn.
Bài tập hít thở sâu và giữ hơi
Bài tập này giúp ta phối hợp và hỗ trợ hơi thở
- Hít vào một hơi dài (đếm nhẩm từ 1-10 theo thời gian tương đối), phình cơ bụng dưới và mở rộng khung xương sườn ra. Thở ra một hơi dài gấp đôi, bằng cách “xì” 20 phách đếm (mở nhẹ môi tạo tiếng xì qua kẽ răng).
- Sau đó tiếp tục hít vào như ban đầu, đến khi thở ra hát “ah” ở cao độ phù hợp kéo dài 20 phách đếm. Hãy cố gắng mở rộng khung xương sườn suốt lúc thở ra. (tập đến khi nhuần nhuyễn và cảm thấy thật thoải mái)
Bài tập điều khiển cơ bụng
Bài tập này giúp ta biết cách sử dụng cơ bụng dưới để hít đầy hơi.
- Đứng cách xa mặt bàn khoảng 45cm (hoặc sau chiếc ghế dựa). Vịn hai tay vào góc bàn nghiêng người xuống như tìm vật gì trên bàn.
- Hít chậm và sâu, hãy cảm nhận như bụng sẽ rơi xuống sàn nhà. Đừng cố giữ những cơ bụng lại, nhưng thả lỏng cho nó tự do xệ xuống theo trọng lực.
- Thở ra bằng sự co thắt chắc chắn của những cơ bụng
- Hít vào lại, hãy cảm nhận sự giãn nở của những cơ lưng và thả lỏng những cơ bụng dưới rơi xuống sàn nhà. Hãy hát một vài câu nhạc dễ, và để cơ bụng dưới rơi xuống sàn nhà khi bạn hít lấy hơi giữa các câu nhạc
- Đứng thẳng và làm lại như trên trong khi cố gắng cảm nhận được hoạt động của cơ bụng dưới khi hít vào.
2. Nâng cao chất giọng
Âm sắc tạo nên chất lượng giọng hát trong âm nhạc. Mỗi người sẽ có mỗi âm sắc đặc trưng trong giọng hát, nhờ vậy mà chúng ta có thể đoán được ai là người thể hiện ca khúc khi chỉ cần nghe mà không cần nhìn thấy mặt hoặc đối với những người thân thuộc chúng ta cũng chỉ cần nghe giọng nói là biết được đó là ai.
Chất lượng tiếng được gọi là những “màu âm” (tone color) như sáng, tối, ấm, trong, đục hay chói sáng.
Bạn có thể cải thiện giọng hát của mình thông qua việc “luyện thanh” hằng ngày bằng những mẩu luyện thanh nhỏ, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể luyện vào sáng sớm sau khi uống một ly nước lọc thanh khiết.
Để có được phương pháp luyện thanh phù hợp và nắm được cách thức luyện thanh, bạn cần tham gia vào khóa học thanh nhạc ở một trung tâm âm nhạc nào đó hoặc nhờ sự giúp đỡ của giáo viên dạy thanh nhạc.
Trường Âm Nhạc Việt Thanh có các khóa đào tạo thanh nhạc, piano, organ, violin, trống… với đội ngũ giáo viên trẻ, tận tình và cơ sở vật chất thoải mái, trường hy vọng sẽ là môi trường học tập đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập của học viên
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ đến trường để được hỗ trợ tư vấn
VIET THANH MUSIC SCHOOL
Cơ sở 1: 180B Võ Thị Sáu, P7, Q3, TpHCM
Hotline: 0909 188 159 – (08) 3932 5059
Cơ sở 2: 613 Điện Biên Phủ, P1, Q3, TpHCM
Hotline: 0909 046 613 – (08) 3830 4614