0909808613

Vì sao phải thay dây Guitar thường xuyên?

 

Khi chơi Guitar, nhiều người trong chúng ta ít khi thường xuyên thay dây đàn trừ khi dây bị đứt hoặc bị chùn âm. Đó là thói quen không tốt cho việc bảo vệ chất lượng âm thanh của đàn..

Khi chơi đàn, mồ hôi tay và bụi bẩn từ không khí môi trường sẽ bám vào dây đàn ảnh hưởng đến độ rung, độ đàn hồi của dây đàn và quyết định đến độ ngân, độ thẩm mỹ của tiếng đàn.  Bụi bẩn và mồ hôi tay sẽ ngấm vào các vòng cuốn của dây đàn và ngấm sâu vào trong lõi dây gây ra sự ăn mòn, điều này làm giảm tuổi thọ dây đàn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi các ngón tay liên tục tiếp xúc với dây đàn bẩn mà đôi khi bạn cũng không để ý đến vấn đề này.

Do đó hãy lau dây đàn cẩn thận cả mặt trên và mặt dưới của dây đàn sau mỗi lần chơi đàn để tăng tuổi thọ của dây ( đặt biệt là với dây kim loại)




Khi thay dây dàn bạn cần lưu ý một số vấn đề sau


–          Không nên thay dây Nylon vào đàn dùng dây sắt và ngược lại


Nhiều bạn cảm thấy đánh dây sắt đau tay nên muốn thay dây nilon để đỡ đau hơn, nhưng điều đó là không thể vì các khe nơi đầu cần đàn dùng dây sắt bé hơn các khe nơi đầu cần đàn nilon nên khi để dây nylon vào khe dây sắt sẽ không vừa dẫn đến tiếng đàn bị rè, nốt ngân không đúng cao độ.


Saddle (ngựa đàn): ngựa đàn của đàn dây sắt và đàn nylon có cấu tạo khác nhau. Đàn acoustic (theo đúng tiêu chuẩn) có 1 bộ phận là Bridge pin (ghim ngựa) – Dây kim loại qui chuẩn được làm 1 đầu tròn, bộ phận này có tác dụng ghim dây đàn lại. Cấu tạo của dây nylon qui chuẩn là gá và buộc vào ngựa đàn, chứ không sử dụng đến bộ phận ghim, cho nên không thể mắc dây nylon vào cây đàn dây sắt.


Ngược lại, bạn cũng không nên thay dây sắt vào đàn dùng dây nylon bởi cấu tạo của hai loại này khác nhau hoàn toàn. Lực căng của dây nilon bé hơn nhiều so với dây sắt nên cần đàn, mặt đàn cùng các bộ phận khác như lược đàn, ngựa đàn của dây nilon mềm, mỏng hơn rất nhiều so với đàn dùng dây sắt. Do đó, nếu lắp dây sắt vào đàn nylon, sau khoảng một thời gian ngắn chắc chắn cần đàn của bạn sẽ bị cong vẹo. Ngựa đàn và cần đàn sẽ bị hao mòn nhanh chóng.




–          Lựa chọn dây đàn có chất lượng và phù hợp.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đàn như Acoustic, Classic, Electric..với nhiều hãng sản xuất khác nhau. Mỗi loại dây đàn khác nhau sẽ cho hiệu quả âm thanh khác nhau

+ Dây bọc đồng Photpho (Phosphor Bronze Wound): đây là dạng hợp kim của đồng và photpho. Loại dây này có tiếng ấm, và khoảng ngân lâu nhưng tiếng không sáng như dây bọc đồng





+ Dây bọc đồng ( Bronze Wound) là loại dây acoustic phổ biến. Khi còn mới, dây sẽ cho ra âm thanh sáng nhất nên được sử dụng nhiều trong việc thu âm. Bề mặt dây đàn này dễ bị hao mòn sau vài giờ chơi đàn nên chất lượng âm thanh cũng sẽ giảm theo thời gian. Vì vậy nên thường xuyên thay dây đàn để đạt chất lượng tốt nhất


+ Dây thép bọc Silk (Silk & Steel): hay còn gọi là dây nylon. Dây này không có độ căng như dây kim loại, mà khá mềm. Các dây Treble là nylon, các dây bass có lõi là các sợi nylon gần giống lụa và được bọc bằng đồng mạ bạc hoặc các chất liệu khác. Có 2 loại kim loại chính là đồng(bronze) và đồng mạ bạc(Silver plated). Dây đồng có tone ấm và trầm hơn dây bạc rất nhiều.

Ngoài ra còn có các loại dây khác như dây sắt không gỉ, dây mạ niken…

 

–          Kích cỡ dây đàn

Dây đàn có kích cỡ càng lớn thì lực càng căng, volume của tiếng đàn càng lớn và tiếng đàn có độ tập trung hơn. Ngoài ra dây căng thì biên độ dao động của dây sẽ nhỏ hơn nên ít tạo ra tiếng rè



Từ Khóa: dan guitar taylor, dan guitar fender, dan guitar dien, hoc dan guitar