Có nên nhờ giáo viên mua đàn?
Ngày nay việc học đàn không còn lạ lẫm gì nữa đối với các em học sinh, đặc biệt là ở khu vực nội thành. Cá bậc phụ huynh thường chọn cho con mình học một lớp nhạc cụ. Đây vừa được xem như là một sân chơi lành mạnh cho bé sau những giờ học ở trường căng thẳng, vừa được xem là một môn năng khiếu giúp hỗ trợ phát triển trí thông minh cho trẻ. Vì theo nghiên cứu khoa học thì học nhạc là một trong những cách giúp phát triển trí não tốt nhất.
Điều kiện tối thiểu nhất đối với việc học đàn là phải có nhạc cụ. Không thể học bất kì một loại đàn nào mà bạn không có nhạc cụ tại nhà. Một hiện tượng rất thường xuyên xảy ra đó là các bậc phụ huynh thường nhờ giáo viên mua đàn giúp con. Điều này có thật sự nên hay không???
Một giáo viên dạy đàn chỉ có thể giúp con bạn chọn một cây đàn với âm thanh phát ra hay. Còn về kĩ thuât, chất liệu,.. thì có thể giáo viên chưa thật sự nắm rõ. Vì vậy, bạn cần biết việc kiểm tra, căn chỉnh, phục chế đàn thuộc về chuyên ngành kỹ thuật và nó khác với việc soạn nhạc, chơi đàn của các nhạc sỹ, giáo viên.
Xin chia sẽ với quý phụ huynh một số kinh nghiệm khi mua đàn như sau:
Thứ nhất: trước khi mua đàn, bạn có thể tham khảo trên các trang web của các công ty nhạc cụ. Đây được xem như bước đi chợ tại nhà, không sợ phiền đến các cửa hàng cũng như tốn công đi lại. Ở bước này, bạn cần xác định trước là đàn bạn mua thuộc dòng nào, giá trong khoảng bao nhiêu. Có thời gian bạn nên xem chi tiết các thông tin về đàn và có thể so sánh giá của nhiều cửa hàng khác nhau.
Thứ hai: sau khi đã tham khảo trên các trang web, bạn đến ngay cửa hàng nhạc cụ uy tín, chất lượng (theo như phán đoán của bạn hoặc của người quen). Bạn có thể trao đổi với nhân viên bán hàng là bạn đang cần mua loại đàn nào, tầm giá bao nhiêu, họ sẽ hướng bạn đến đúng dòng sản phẩm đó, tránh trường hợp lòng vòng mất thời gian. Sau khi được tư vấn về các vấn đề kĩ thuật, bạn có thể nhờ họ trực tiếp chơi một bài nhạc để bạn nhận xét về âm điệu (thường thì tất cả nhân viên bán hàn gđều chơi được nhạc). Lúc bấy giờ bạn chỉ cần đưa ra quyết định là mua hay không mua. Nếu giá cả hợp lí, các vấn đề kĩ thuật tốt và âm thanh hay thì chẳng còn gì để suy nghĩ nữa.
Thông thường việc chọn đàn phụ huynh không được tự tin lắm, họ thường nghĩ giáo viên chơi được đàn sẽ biết chọn đàn tốt. Nhưng thật ra các nhân viên tại cửa hàng nhạc cụ mới am hiểu sâu về từng nhạc cụ và hỗ trợ cho bạn tốt nhất về việc mua đàn. Người mua thường có tâm lí là nhân viên chỉ lừa bạn để bán được hàng. Điều này chỉ đúng với các mặt hàng rẻ tiền, còn đối với nhạc cụ đôi khi giá lên đến mấy trăm triệu và có thời gian bảo hành trên 1 năm (đối với piano) thì chẳng cửa hàng nào dám làm điều đó. Vì nó ảnh hưởng đến uy tính của công ty, và tin chắc rằng họ không bao giờ muốn bán cho bạn một cây đàn không tốt rồi sau đó phải đống cửa công ty.
Xin chia sẽ với phụ huynh là hiện nay có một số không ít các “giáo viên” mà họ có mối quan hệ quen biết (hay còn gọi là quan hệ làm ăn) với hầu hết các hiệu đàn. Khi người mua đàn nhờ tới họ, họ sẽ liên lạc với những hiệu đàn để thỏa thuận về giá, về hoa hồng và đôi khi còn nâng giá trị thực của cây đàn lên nhiều. Quá trình này sẽ giúp vị “giáo viên” biết được họ sẽ kiếm lời nhiều nhất từ cửa hàng nào. Sau cùng, họ dẫn người mua (bây giờ là con gà) đến một vài nơi, khen chê có vẻ vô tư và chắc chắn sẽ mua ở nơi mà mang lại cho họ nhiều lợi nhuận nhất.
Chưa kể đến trường hợp nhiều phụ huynh tiết kiệm chi phí, không đưa con mình đến các trường nhạc để học mà chỉ lên mạng tìm và thuê ngay một giáo viên dạy tại nhà với giá rẻ hơn nhiều so với ở trường nhạc. Trường hợp này rất dể gặp phải các giáo viên nghiệp dư, chỉ biết chơi đàn vài bài rồi nhận đi dạy. Nếu nhờ họ đi xem đàn chẳng khác với việc bạn tự xem thậm chí còn nguy hại hơn. Giống như theo cái lối của một số gia đình bệnh nhân không tin vào thầy thuốc mà tin vào thầy bói chẳng hạn.
Nói như vậy cũng không thể không kể đến một số giáo viên rất nhiệt tình, họ đi xem đàn giúp cho người quen của mình và xem có trách nhiệm, hay nói hay, dở nói dở, không biết nói không biết (chứ không tỏ ra biết tuốt).
Nhưng theo tôi ghĩ, bạn hoàn toàn có thể tự đi mua một cây đàn mà không cần nhờ tới giáo viên. Cứ thực hiện theo hai bước trên, tối chắc bạn sẽ tìm được cây đàn tốt. Chúc bạn thành công !