Những điều cần lưu ý khi học guitar
Guitar là một trong những nhạc cụ được các bạn trẻ yêu thích và theo học rất nhiều bởi các bạn có thể chơi bất cứ lúc nào và mang đàn đi bất cức đâu. Giá mua một cây guitar cũng không quá đắc. Chơi Guitar có hai loại: cổ điển và đệm hát. Hầu hết giới trẻ chọn chơi đệm hát vì tương đối dể và các bạn hầu hết học để giao lưu văn nghệ chứ không phải để biểu diễn.
Hôm nay mình sẽ chia sẽ với các bạn 16 điều lưu ý khi học guitar, mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn có dự định học guitar. Những điều cần lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn luyện tập đúng hướng và tránh được những lỗi sai căn bản để học đàn guitar một cách tốt nhất, chất lượng nhất.
1. Đầu tiên và quan trọng nhất bạn phải yêu thích đàn guitar.
2. Hãy cố gắng nghe nhiều thể loại nhạc khác nhau.
3. Bạn hãy nhớ rằng bất kì ai cũng có thể trở thành người chơi đàn guitar giỏi nếu như cố gắng rèn luyện hết mình và dĩ nhiên điều đó không ngoại trừ bạn.
4. Như đã nói ở trên. Bạn cần cố gắng luyện tập thường xuyên. Tuy nhiên, cũng nên có một chế độ luyện tập hợp lý.
5. Hãy tìm hiểu về cây đàn guitar của bạn và học cách sử dụng nó đúng chuẩn.
6. Hãy điều chỉnh cách học đàn guitar ngay cả trong lúc đang luyện tập.
7. Chậm mà chắc: lúc mới học chơi bạn chỉ cần đánh chậm nhưng phải chắc chắn từng động tác đàn guitar thật chuẩn xác.
8. Hãy ưu tiên nhịp của bài nhạc cố gắng đánh hết từ đầu tới cuối bài.
9. Học thuộc tất cả các nốt nhạc và cách nhận biết nó trên khuông nhạc. Cùng với đó là học và tập viết các ký hiệu.
10. Học cách đọc hợp âm, hợp âm rải.
11. Kiểm tra các thế tay nếu bạn cảm thấy đau thì có lẽ bạn đang tập sai tư thế.
12. Hãy tận dụng đôi tai của bạn.
13. Hãy học cách điều chỉnh dây đàn guitar.
14. Duy trì các kỹ thuật, các thế đánh đàn guitar căn bản của bạn, nó sẽ giúp bạn chơi tốt hơn và tìm hiểu âm nhạc mới nhanh hơn.
15. Tối ưu các chuyển động sẽ giúp bạn chơi với tốc độ nhanh hơn và chính xác hơn.
16. Cuối cùng là điều quan trọng nhất: bạn cần phải học đúng ngay từ lần đầu tiên. Để làm được điều đó, hãy tìm cho mình một giáo trình và giáo viên “chuẩn”.