0909808613

Đề cương thi các Diploma in Teaching

Nội dung bao gồm điều kiện, tiêu chuẩn vầ nội dung thi các bằng DipLCM (Đại học năm 1) ALCM (Đại học năm 2) và LLCM (Cử nhân) in Teaching dầnh cho các bộ môn nhạc cụ.

 

diploma_350

  1. DipLCM in Teaching

Điều kiện để dự thi DipLCM in Teaching:

Ứng sinh phải có:

-Chứng nhận Grade 5 theory (Lý thuyết âm nhạc trình độ 5)

-Khả năng biểu diễn nhạc cụ mình dạy ở trình độ 6 trở lên

-Đang dạy nhạc cụ đó tối thiểu là 6 tháng

-Trên 16 tuổi

-Các kiến thức và kỹ năng căn bản về giảng dạy chuyên một nhạc cụ..

Nội dung thi DipLCM in Teaching:

Bao gồm 4 phần thi theo tỉ trọng: Dạy (30%), Biểu diễn (20%), Thuyết trình (30%), Thảo luận (20%) –  Điểm đậu: 75% trở lên – Học vị kèm theo tên: DipLCM – Lễ phục: Áo choàng

  • Phần 1: Dạy (Teaching)

Có thể tùy chọn một trong 2 các A hoặc B

-Option A: Ứng sinh dạy một học viên 15 phút ngay lúc thi

-Option B: Ứng sinh gửi một Video thu bài dạy & học cho một học viên trong 15 phút. DVD phải được gửi cho Trung Tâm Thi ngay lúc đăng ký dự thi. Giám khảo có thể xem trước hoặc ngay trong buổi thi

Trong cả hai trường hợp nêu trên, ứng sinh phải dạy học viên của chính mình. Học viên có thể thuộc bất cứ lứa tuổi nào, nhưng phải là người mà ứng sinh đang dạy trong tối thiểu là 6 tháng. Học viên có thể thuộc bất cứ trình độ nào từ Grade 1 đến Grade 8; thí sinh cần nhớ rằng chọn lựa trình độ  nào thì sẽ đặt  trọng tâm cho toàn bộ cuộc thi vào trình độ đó (hướng tới mục đích là những đề cương và chuẩn bị cho học viên đạt tiêu chuẩn của trình độ ấy)

Bài dạy & học phải kết hợp từ 1 phần 3 đến 2 phần 3 như sau:

a.Một bài trong trình độ hoặc tiểu phẩm biểu diễn (hoặc 2 tiểu phẩm ngắn)

b.Bất cứ phần phụ thêm nào sau đây:

  • Thang âm & Arpeggios
  • Kỹ năng đọc (thị tấu)
  • Kiến thức chung (Viva voce)
  • Kỹ năng nghe
  • Những nét riêng về kỹ thuật và về trình diễn
  • Những kiểm tra khác phù hợp với những đề cương LCM về bộ môn nhạc cụ đang dạy.

Lưu ý:  bài dạy & học dưới 12 phút sẽ bị phạt, và quá 15 phút sẽ bị giám khảo buộc dừng lại.

  • Phần 2: Biểu diễn (Performance)

Ứng sinh trình diễn một hoặc những tác phẩm trong khoảng 5 phút trích từ danh sách DipLCM in Performance của bộ môn nhạc cụ. Có thể là một chương hay những chương như sonata hoặc suite. Xem Repectoire list: http://www.uwl.ac.uk/lcmexams/Subjects.jsp

  • Phần 3: Thuyết trình (Presentation & Demonstration)

Ứng sinh thuyết trình 15 phút về 2 hoặc 3 tiểu phẩm trong danh sách của LCM (từ Grade 1 – 8). Có thể bao gồm cả bài đã dạy ở phần 1. Bài thuyết trình cũng nên bao gồm thêm một vài nhận xét về việc dạy bộ môn nhạc cụ của mình.

Tiêu chuẩn và số lượng tác phẩm được xác định bới tiêu chuẩn của học viên đã dạy ở phần 1, được thể hiện ở bảng bên dưới.

Có thể chọn ở phần mở rộng danh sách LCM hoặc những bài tương đương tự chọn. Những khúc luyện tập (study)  và bài tập (exercise) không được chấp nhận mặc dù có thể dùng chúng như những dữ liệu kết hợp trong bài thuyết trình.

Ứng sinh được kỳ vọng sẽ nói về các cách tiếp cận của mình để dạy những bài này. Hãy nêu rõ những hiệu quả hoặc vấn đề có thể phát sinh và cắt nghĩa những giải pháp có thể. Ứng sinh được mong đợi sẽ làm mẫu trên nhạc cụ để làm sáng tỏ những điểm mình đã nêu ra. Giám khảo có thể yêu cầu ứng sinh diễn tấu bất kỳ hoặc tất cả các bài này, từng phần hoặc toàn bộ. Nên chọn các bài có đủ độ tương phản với nhau để ứng sinh có thể chứng tỏ sự thay đổi về kỹ thuật, phong cách và các khuynh hướng âm nhạc.

Tùy theo loại nhạc cụ của ứng sinh chơi để có thể cần đến một người đệm đàn hay không. Người đệm đàn sẽ có mặt khi bắt đầu biểu diễn và sau đó có thể rời phòng thi. Backing track chỉ được chấp nhận cho nhạc kịch, pop music vocals và nhạc jazz.

Trình độ của học viên ở phần 1

Trình độ của các bài nên chọn lựa ở phần 3

Số bài cần chuẩn bị

Grade 1

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 1

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 1 hoặc Grade 2

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 2

3

Grade 2

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 1

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 2

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 3 hoặc cao hơn

3

Grade 3

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 1 hoặc 2

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 3

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 4 hoặc cao hơn

3

Grade 4

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 1, hoặc 2, hoặc 3

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 4

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 5 hoặc cao hơn

3

Grade 5

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 5

Một bài đúng tiêu chuẩn bất cứ Grade nào

2

Grade 6

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 6

Một bài đúng tiêu chuẩn bất cứ Grade nào

2

Grade 7

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 7

Một bài đúng tiêu chuẩn bất cứ Grade nào

2

Grade 8

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 8

Một bài đúng tiêu chuẩn bất cứ Grade nào

2

Ứng sinh nên mở rộng những nhận xét của riêng mình về việc dạy bộ môn nhạc cụ trong bài thuyết trình. Những nhận xét này không nên quá riêng tư hoặc quá dàn trải, nhưng nhằm vào mục đích chứng tỏ những hiểu biết căn bản mà mình nắm được. Có thể bao gồm các phần về kỹ thuật, thang âm và arpeggios, kỹ năng nghe, các kiểm tra khác, kiến thức tổng quát về âm nhạc phù hợp; và một vài điều liên quan đến việc vận hành một studio (phòng dạy nhạc nhỏ) liên quan đến bộ môn mình dạy. Cũng có thể trình bày thêm việc dạy nhóm hoặc lớp.

Cơ bản của phần thi là phần thuyết trình là của ứng sinh. Tuy nhiên giám khảo có thể góp ý hoặc ra những câu hỏi. Thí sinh cần dự kiến những câu hỏi có thể có để trả lời khi cần thiết.

Ứng sinh được khuyến khích sử dụng những phương tiện nghe – nhìn (audio visual) cho bài thuyết trình thêm sinh động.

  • Phần 4: Thảo luận (Discussion)

Giám khảo sẽ dẫn dắt phần thảo luận dựa trên những gì đã nêu ra ở phần 1 và phần 3. Cũng có thể đề tài được mở rộng thêm. Tuy nhiên, sẽ nhắm căn bản đến trình độ của học viên đã dạy ở phần 1

  1. ALCM in Teaching

Điều kiện để dự thi ALCM in Teaching:

Ứng sinh phải có:

-Có chứng nhận Grade 5 Theory

-Đang dạy nhạc cụ đó tối thiểu là 6 tháng

-Trên 17 tuổi

-Các kiến thức và kỹ năng căn bản về giảng dạy chuyên một nhạc cụ..

Nội dung thi ALCM in Teaching:

Bao gồm 5 phần thi: Dạy (30%), Tiểu luận (15%) , Thuyết trình (25%) , Thảo luận (15%),  Biểu diễn (15%) –  Điểm đậu: 75% trở lên – Học vị kèm theo tên: ALCM – Lễ phục: Áo choàng và Mũ

  • Phần 1: Dạy (Teaching)

Có thể tùy chọn một trong 2 option A hoặc B

-Option A: Ứng sinh dạy một học viên 20 phút ngay lúc thi

-Option B: Ứng sinh gửi một Video thu bài dạy & học cho một học viên trong 15 phút. DVD phải được gửi cho Trung Tâm Thi ngay lúc đăng ký dự thi. Giám khảo có thể xem trước hoặc ngay trong buổi thi

Trong cả hai trường hợp nêu trên, ứng sinh phải dạy học viên của chính mình. Học viên có thể thuộc bất cứ lứa tuổi nào, nhưng phải là người mà ứng sinh đang dạy trong tối thiểu là 6 tháng. Học viên có thể thuộc bất cứ trình độ nào từ Grade 1 đến Grade 8; thí sinh cần nhớ rằng chọn lựa trình độ  nào thì sẽ đặt  trọng tâm cho toàn bộ cuộc thi vào trình độ đó (hướng tới mục đích là những đề cương và chuẩn bị cho học viên đạt tiêu chuẩn của trình độ ấy)

Bài dạy & học phải kết hợp từ 1 phần 3 đến 2 phần 3 như sau:

c.Một bài trong trình độ hoặc tiểu phẩm biểu diễn (hoặc 2 tiểu phẩm ngắn)

d.Bất cứ phần phụ thêm nào sau đây:

  • Thang âm & Arpeggios
  • Kỹ năng đọc (thị tấu)
  • Kiến thức chung (Viva voce)
  • Kỹ năng nghe
  • Những nét riêng về kỹ thuật và về trình diễn
  • Những kiểm tra khác phù hợp với những đề cương LCM về bộ môn nhạc cụ đang dạy.

Lưu ý:  bài dạy & học dưới 18 phút sẽ bị phạt, và quá 20 phút sẽ bị giám khảo buộc dừng lại.

  • Phần 2: Tiểu luận (Essay)

Ứng sinh viết một bài tiểu luận dài khoảng 4000 từ theo các chủ đề bên dưới. Gửi 3 bản tiểu luận đến Văn Phòng LCM (cùng với DVD phần dạy nếu có) khi đăng ký.

Khi viết tiểu luận, ứng sinh nên nhắm một cách rộng rãi đến cùng một trình độ của học viên đã dạy ở phần 1.

Bài tiểu luận phải được trình bày rõ ràng, sáng sủa được đánh máy hoặc in từ máy tính. Bài tiểu luận được chia thành nhiều phần, với những tiêu đề chính và phụ. Bài tiểu luận được đóng bìa cẩn thận, bao gồm trang chủ đề và các trang nội dung. Việc sử dụng những ghi chú (footnotes), tham chiếu (reference) và những thí dụ về âm nhạc được kỳ vọng. Nếu ứng viên trích từ các ấn phẩm khác, các nguồn sách tham khảo phải chính xác và phải ghi trong phụ lục.

Chủ đề tiểu luận

1.Phác thảo những điều bạn trông đợi ở một học viên sau 10 tuần dạy và học, và cắt nghĩa một vài phương pháp bạn sử dụng để dạy.

2.Hãy bàn về ra một vài vấn đề khác biệt chung quanh việc dạy cho trẻ em so với người lớn.

3.Bình luận so sánh về 3 quyển giáo trình về nhạc cụ bạn đang dạy đang có trên thị trường.

4.Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng đọc? Đến mức độ nào có thể “chơi bằng tai” như một kỹ năng quan trọng?

5.Phác thảo những khía cạnh kỹ thuật mà bạn quan tâm là điều quan trọng căn bản cho học viên học bộ môn nhạc cụ của bạn, và hãy cắt nghĩa bạn đã dạy và phát triển chúng như thế nào.

6.Dạy theo nhóm điều gì thuận lợi và điều gì không thuận lợi  so với dạy cá nhân.

  • Phần 3: Thuyết trình (Presentation & Demonstration)

Ứng sinh thuyết trình 30 phút về những nguyên tắc và tiếp cận dạy bộ môn nhạc cụ của mình. Bài thuyết trình phải nhắm đến trình độ của học viên đã dạy ở phần 1, nhưng cũng nên kết hợp những tham chiếu từ các trình độ khác.

Trong bài thuyết trình, ứng sinh nên tham chiếu những tiểu phẩm trích từ danh sách bài thi của LCM (grade 1 – 8). Ở đây nên bao gồm một tiểu phẩm (hoặc các tiểu phẩm) dùng trong phần 1. Tiêu chuẩn và số lượng bài được xác định bởi trình độ của học viên đã dạy ở phần 1, theo bảng chỉ dẫn bên dưới:

Trình độ của học viên ở phần 1

Trình độ của các bài nên chọn lựa ở phần 3

Số bài cần chuẩn bị

Grade 1

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 1 hoặc thấp hơn

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 2

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 3

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 7

4

Grade 2

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 1

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 2

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 3

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 7

4

Grade 3

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 2 hoặc 3

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 4

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 7 hoặc 8

3

Grade 4

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 3 hoặc 4

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 5

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 7 hoặc 8

3

Grade 5

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 4 hoặc 5

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 5 hoặc 6

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 7 hoặc 8

3

Grade 6

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade5, 6 hoặc 7

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 7 hoặc 8

2

Grade 7

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 6

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 7 hoặc 8

2

Grade 8

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 6 hoặc 7

Một bài đúng tiêu chuẩn Grade 7 hoặc 8

2

Có thể chọn ở phần mở rộng danh sách LCM hoặc những bài tương đương tự chọn. Những khúc luyện tập (study)  và bài tập (exercise) không được chấp nhận mặc dù có thể dùng chúng như những dữ liệu kết hợp trong bài thuyết trình.

Khi trình độ học viên ở phần 1 trong khoảng grade 1 – 5, ứng sinh không cần thảo luận về việc dạy các tiểu phẩm  grade 7 – 8, nhưng cần biểu diễn chúng.

Ứng sinh được kỳ vọng sẽ nói về các cách tiếp cận của mình để dạy những bài này. Hãy nêu rõ những hiệu quả hoặc vấn đề có thể phát sinh và cắt nghĩa những giải pháp có thể. Ứng sinh được mong đợi sẽ làm mẫu trên nhạc cụ để làm sáng tỏ những điểm mình đã nêu ra. Giám khảo có thể yêu cầu ứng sinh diễn tấu bất kỳ hoặc tất cả các bài này, từng phần hoặc toàn bộ. Nên chọn các bài có đủ độ tương phản với nhau để ứng sinh có thể chứng tỏ sự thay đổi về kỹ thuật, phong cách và các khuynh hướng âm nhạc.

Tùy theo loại nhạc cụ của ứng sinh chơi để có thể cần đến một người đệm đàn hay không. Người đệm đàn sẽ có mặt khi bắt đầu biểu diễn và sau đó có thể rời phòng thi. Backing track chỉ được chấp nhận cho nhạc kịch, pop music vocals và nhạc jazz.

Ứng sinh được yêu cầu phác thảo những tiếp cận của mình đến những đề mục liên quan đến trình độ học viên đã dạy, bao gồm các mặt về kỹ thuật, thang âm và arpeggios, kỹ năng nghe, các kiểm tra khác, kiến thức tổng quát về âm nhạc phù hợp; và một vài điều liên quan đến việc vận hành một studio (phòng dạy nhạc nhỏ) liên quan đến bộ môn mình dạy. Cũng có thể trình bày thêm việc dạy nhóm hoặc lớp.

Cơ bản của phần thi là phần thuyết trình là của ứng sinh. Tuy nhiên giám khảo có thể góp ý hoặc ra những câu hỏi. Thí sinh cần dự kiến những câu hỏi có thể có để trả lời khi cần thiết.

Ứng sinh được khuyến khích sử dụng những phương tiện nghe – nhìn (audio visual) cho bài thuyết trình thêm sinh động.

  • Phần 4: Thảo luận (Discussion)

Giám khảo sẽ dẫn dắt phần thảo luận dựa trên những gì đã nêu ra ở phần 1 đến phần 3. Cũng có thể đề tài được mở rộng thêm. Tuy nhiên, sẽ nhắm căn bản đến trình độ của học viên đã dạy ở phần 1.

  • Phần 5: Biểu diễn (Performance) (chỉ dành cho option2)

Ứng sinh trình diễn một hoặc những tác phẩm trong khoảng 5 – 10 phút trích từ danh sách ALCM performance của bộ môn nhạc cụ. Có thể là một chương hay những chương như sonata hoặc suite. Xem Repectoire list: http://www.uwl.ac.uk/lcmexams/Subjects.jsp

Ứng sinh có thể thi phần này sớm hơn nếu giám khảo đồng ý.

  1. LLCM in Teaching

Điều kiện để dự thi LLCM in Teaching:

Ứng sinh phải có:

-Có ALCM in Teaching

-Đang dạy nhạc cụ đó tối thiểu là 6 tháng

-Trên 18 tuổi

-Các kiến thức và kỹ năng căn bản về giảng dạy chuyên một nhạc cụ..

Nội dung thi LLCM in Teaching:

Bao gồm 4 phần thi: Dạy (30%), Luận văn (20%), Thuyết trình (30%), Thảo luận (20%) –  Điểm đậu: 75% trở lên – Học vị kèm theo tên: LLCM – Lễ phục: Áo choàng đính kèm Licentiate hood  và Mũ (cap)

  • Phần 1: Dạy (Teaching)

Có thể tùy chọn một trong 2 option A hoặc B

-Option A: Ứng sinh dạy một học viên 30 phút ngay lúc thi

-Option B: Ứng sinh gửi một Video thu bài dạy & học cho một học viên trong 15 phút. DVD phải được gửi cho Trung Tâm Thi ngay lúc đăng ký dự thi. Giám khảo có thể xem trước hoặc ngay trong buổi thi

Trong cả hai trường hợp nêu trên, ứng sinh phải dạy học viên của chính mình. Học viên có thể thuộc bất cứ lứa tuổi nào, nhưng phải là người mà ứng sinh đang dạy trong tối thiểu là 6 tháng. Học viên có thể thuộc bất cứ trình độ nào từ Grade 1 đến Grade 8; thí sinh cần nhớ rằng chọn lựa trình độ  nào thì sẽ đặt  trọng tâm cho toàn bộ cuộc thi vào trình độ đó (hướng tới mục đích là những đề cương và chuẩn bị cho học viên đạt tiêu chuẩn của trình độ ấy)

Bài dạy & học phải kết hợp như sau, cân bằng các phần:

a.Một bài trong trình độ hoặc tiểu phẩm biểu diễn (hoặc 2 tiểu phẩm ngắn)

b.Bất cứ HAI phần phụ thêm nào sau đây:

  • Thang âm & Arpeggios
  • Kỹ năng đọc (thị tấu)
  • Kiến thức chung (Viva voce)
  • Kỹ năng nghe
  • Những nét riêng về kỹ thuật và về trình diễn
  • Những kiểm tra khác phù hợp với những đề cương LCM về bộ môn nhạc cụ đang dạy.

Lưu ý:  bài dạy & học dưới 25 phút sẽ bị phạt, và quá 30 phút sẽ bị giám khảo buộc dừng lại.

  • Phần 2: Luận văn (Dissertation)

2a. Nghiên cứu tình huống (Case Studies)

Ứng sinh phải trình bày nghiên cứu tình huống của 3 học viên. Khoảng thời gian quan sát và đánh giá tối thiểu là 6 tháng tối đa là 1 năm.  Các học viên phải có trình độ và khả năng khác nhau. (Không dùng học viên ở phần thi 1). Case studies được hiểu là:

a.Những chi tiết ngắn gọn về tiểu sử và cá tính của học viên, về âm nhạc và nhân cách.

b.Đánh giá về khả năng và tiềm năng của mỗi học viên vào thời điểm bắt đầu case studies.

c.Chi tiết những khóa đã theo học, sơ lược về điểm mạnh điểm yếu về kỹ thuật và âm nhạc, và quản lý chúng như thế nào.

d.Sự chọn lựa tài liệu dạy và học

e.Đánh giá sự tiến bộ của học viên kể từ đầu đến cuối giai đoạn case studies.

f.Tự đánh giá về thành quả đạt được của chính ứng sinh về xây dựng quan hệ với học viên, và về sự truyền đạt và áp dụng những ý tưởng và những nguyên tắc giảng dạy.

Case studies được viết bằng văn xuôi, không câu nệ hình thức. Mỗi học viên được làm riêng biệt, mặc dù các phần dẫn nhập và kết luận nên đưa ra một cái nhìn tổng quan. Case studies không trình bày theo kiểu bài này qua bài khác, nhưng nên trình bày một cách toàn diện, cho dù là chi tiết, thể hiện những điểm đã nêu trên. Độ dài khoảng 2500 – 3000 từ.

2b. Phân tích tác phẩm (Analysis)

Ứng sinh phân tích 4 tiểu phẩm sẽ được thảo luận và biểu diễn ở phần thi 3. Bài phân tích cần đề cập tới mối tương quan giữa toàn bộ hình thức và cấu trúc (bao gồm sự phát triển nhạc tố – motivic và nhạc đề – thematic, sự sắp xếp phối hợp hòa âm và cung thể – tonal, điểm cao trào và thoái trào…), nêu ra những quan điểm về biểu diễn và dạy học; và đặc biệt, làm thế nào để người đi trước truyền lại cho kẻ đến sau. Chấp nhận bất cứ phương pháp phân tích nào phù hợp.

Độ dài khoảng 2500 – 3000 từ.  Bài phân tích theo hình thức văn xuôi liên tiếp, được dùng các bảng biểu, biểu đồ… Những thí dụ âm nhạc được kỳ vọng.

2c. Tiểu luận (Essay)

Ứng sinh viết một bài tiểu luận ngắn theo một trong những chủ đề bên dưới. Độ dài khoảng 1000 – 1500 từ.

Các chủ đề tiểu luận:

1.Những cuộc kiểm tra trình độ đóng vai trò gì trong quá trình dạy và học?

2.Những tiếp cận nào, phụ thêm và sáng tạo trong việc tạo nên âm nhạc,  có thể được kết hợp trong bài học nhạc cụ? Những thuận lợi và không thuận lợi của những tiếp cận ấy?

3.Việc dạy nhạc jazz ngày càng trở nên phổ thông. Bạn nghĩ sao về điều này? Cho biết tầm nhìn và kinh nghiệm của bạn về chủ đề này?

4.Hãy cho một nhận định tổng quát ngắn về các loại tiêu chuẩn khác nhau về repectoire cho nhạc cụ của bạn, bao gồm những thí dụ là những tiểu phẩm cụ thể. Người giáo viên làm thế nào để khen ngợi một học viên về bài repectoire mà họ biểu diễn một cách cảm xúc  (đồng cảm với bản nhạc) tự nhiên?

5.Dùng chính kính nghiệm của mình như khởi điểm, hãy phác họa một vài điều xung quanh tâm lý thầy/trò.

6.Tại sao một người học chơi một nhạc cụ?

Hướng dẫn chung:

Ba bài của phần thi 2, luận văn (hiểu là case studies, Analysis và Essay), phải được gửi cho Văn phòng LCM vào thời điểm đăng ký, cùng với DVD dạy học (nếu chọn).

Bài tiểu luận phải được trình bày rõ ràng, sáng sủa được đánh máy hoặc in từ máy tính. Bài tiểu luận được chia thành nhiều phần, với những tiêu đề chính và phụ. Bài tiểu luận được đóng bìa cẩn thận, bao gồm trang chủ đề và các trang nội dung. Việc sử dụng những ghi chú (footnotes), tham chiếu (reference) và những thí dụ về âm nhạc được kỳ vọng. Nếu ứng viên trích từ các ấn phẩm khác, các nguồn sách tham khảo phải chính xác và phải ghi trong phụ lục.

  • Phần 3: Thuyết trình (Presentation & Demonstration)

Ứng sinh thuyết trình 30 phút về những nguyên tắc và tiếp cận dạy bộ môn nhạc cụ của mình. Bài thuyết trình phải nhắm đến trình độ của học viên đã dạy ở phần 1, nhưng cũng nên kết hợp những tham chiếu từ các trình độ khác.

Trong bài thuyết trình, ứng sinh nên tham chiếu những tiểu phẩm trích từ danh sách bài thi của LCM (grade 1 – 8). Bao gồm một bài (hay những bài) đã dùng ở phần thi 1. Một bài trích từ Pre-Grade 1 đến Grade 2; một bài Grade 3 hoặc 4; một bài Grade 5 hoặc 6; một bài Grade 7 hoặc 8.

Có thể chọn ở phần mở rộng danh sách LCM hoặc những bài tương đương tự chọn. Những khúc luyện tập (study)  và bài tập (exercise) không được chấp nhận mặc dù có thể dùng chúng như những dữ liệu kết hợp trong bài thuyết trình.

Ứng sinh được kỳ vọng sẽ nói về các cách tiếp cận của mình để dạy những bài này. Hãy nêu rõ những hiệu quả hoặc vấn đề có thể phát sinh và cắt nghĩa những giải pháp có thể. Ứng sinh được mong đợi sẽ làm mẫu trên nhạc cụ để làm sáng tỏ những điểm mình đã nêu ra. Giám khảo có thể yêu cầu ứng sinh diễn tấu bất kỳ hoặc tất cả các bài này, từng phần hoặc toàn bộ. Nên chọn các bài có đủ độ tương phản với nhau để ứng sinh có thể chứng tỏ sự thay đổi về kỹ thuật, phong cách và các khuynh hướng âm nhạc.

Tùy theo loại nhạc cụ của ứng sinh chơi để có thể cần đến một người đệm đàn hay không. Người đệm đàn sẽ có mặt khi bắt đầu biểu diễn và sau đó có thể rời phòng thi. Backing track chỉ được chấp nhận cho nhạc kịch, pop music vocals và nhạc jazz.

Ứng sinh được yêu cầu phác thảo những tiếp cận của mình đến những đề mục liên quan đến trình độ học viên đã dạy, bao gồm các mặt về kỹ thuật, thang âm và arpeggios, kỹ năng nghe, các kiểm tra khác, kiến thức tổng quát về âm nhạc phù hợp; và một vài điều liên quan đến việc vận hành một studio (phòng dạy nhạc nhỏ) liên quan đến bộ môn mình dạy. Cũng có thể trình bày thêm việc dạy nhóm hoặc lớp.

Cơ bản của phần thi là phần thuyết trình là của ứng sinh. Tuy nhiên giám khảo có thể góp ý hoặc ra những câu hỏi. Thí sinh cần dự kiến những câu hỏi có thể có để trả lời khi cần thiết.

Ứng sinh được khuyến khích sử dụng những phương tiện nghe – nhìn (audio visual) cho bài thuyết trình thêm sinh động.

  • Phần 4: Thảo luận (Discussion)

Giám khảo sẽ dẫn dắt phần thảo luận dựa trên những gì đã nêu ra ở phần 1 đến phần 3. Cũng có thể đề tài được mở rộng thêm. Tuy nhiên, sẽ nhắm căn bản đến trình độ của học viên đã dạy ở phần 1.

 



Từ Khóa: dan guitar taylor, dan guitar fender, dan guitar dien, hoc dan guitar